Hotline mua hàng 087.997.9997

Xây dựng Cấu hình PC

0

Giỏ hàng

DANH MỤC SẢN PHẨM

Màn hình Máy Tính
LINH KIỆN MÁY TÍNH
GAMING GEAR
Tin Công Nghệ Tin Công Ty Bảo Hành Thủ thuật máy tính

Tìm hiểu các thông số, các ký hiệu trên mainboard

0 316

Mainboard là thành phần quan trọng giúp kết nối các linh kiện trong máy tính. Theo đó, các ký hiệu trên mainboard đóng vai trò quyết định sự tương thích, phù hợp với các bộ phận của máy tính. Tỏng bài viết hôm nay, PC Market sẽ giúp bạn phân biệt được các thông số kỹ thuật quan trọng cũng như các ký hiệu mainboard khác nhau. 

 

Các ký hiệu trên mainboard là gì?

 

Các ký hiệu trên mainboard

Mỗi mainboard sẽ tương thích với một số linh kiện nhất định nên người dùng cần tìm hiểu các thông số kỹ thuật trên mainboard để lựa chọn linh kiện phù hợp cho máy tính của mình. Các ký hiệu, thông số gồm có:

  • Kích thước mainboard - ATX, MicroATX, Mini-ITX
  • Đế cắm CPU - CPU Socket
  • Chipset - Intel và AMD
  • Cổng USB (2.0, 3.0, 3.2 Gen1, Loại C)
  • Khe cắm RAM/DIMM - DDR3, DDR4
  • Các kết nối hình ảnh,  âm thanh - HDMI, DisplayPort, VGA, Divi
  • Khe cắm mở rộng PCIe Slots - x1, x16 (3.0, 4.0)
  • Wifi có sẵn
  • Cổng SATA
  • Hỗ trợ M.2 NVME
  • Đầu cắm RGB

 

1. Kích thước mainboard (Form Factor)

Các ký hiệu kích thước trên mainboard bao gồm ATX, micro-ATX (mATX) và mini-ITX (ITX). Ngoài khác nhau về kích thước, chúng còn khác nhau về số lượng khe cắm như khe RAM, khe USB, khe PCIe. Một số kích thước lớn hơn của mainboard sẽ có ký hiệu là E-ATX (hay XL-ATX), tuy nhiên chúng lại không được sử dụng phổ biến. 

Chuẩn kích thước ATX

 

Chuẩn kích thước ATX

ATX là chuẩn kích thước lớn nhất trong 3 loại phổ biến, nó có kích thước là 12 x 9,6 inch nên có nhiều không gian cho khe cắm hơn. Đi kèm với ATX sẽ có 4 khe cắm RAM, 6 cổng SATA, 4 khe cắm PCI và PCI-e. 

Nếu bạn đang xây dựng PC cấu hình cao cho riêng mình và cần kết hợp nhiều linh kiện thì ATX là lựa chọn phù hợp. Vì thế mà nó cũng có giá thành cao hơn và thùng máy lớn hơn. 

Chuẩn kích thước mATX - Micro-ATX

Các ký hiệu trên mainboard còn bao gồm mATX - Micro-ATX - chuẩn kích thước trung bình. Đây cũng là lựa chọn phổ biến nhất cho các dòng máy PC ngày nay. Thông thường, nó sẽ có 2 hoặc 4 khe cắm RAM, khoảng 3 khe PCI-e và 4 - 6 cổng SATA. Nếu bạn đang muốn xây dựng PC riêng mình để chơi game, làm việc, thiết kế,... thì mATX khá lý tưởng để bắt đầu. 

Chuẩn kích thước mini - ITX

Chuẩn ITX thường được dùng để xây dựng những PC nhỏ gọn vì nó có kích thước nhỏ. Chuẩn ITX này có thể lắp được 1 khe PCI-e, 2 khe RAM và từ 2 - 4 cổng SATA.

2. Đế cắm CPU - CPU Socket

 

CPU Socket

CPU Socket là thành phần cơ học giúp kết nối giữa bảng mạch in (ký hiệu PCB) và bộ vi xử lý. Nó có socket nên CPU có thể tháo rời và thay thế mà không cần hàn vào mainboard. Nó cũng xác định loại CPU mà bạn có thể cài đặt trên mainboard. Ví dụ như mainboard có ký hiệu là LGA 1200 thì main này chỉ hỗ trợ các CPU có socket là LGA 1200. 

Các socket CPU của AMD Ryzen series bao gồm cả socket AM3 và AM4 với AMD là các socket thường tương thích với các CPU thế hệ trước. Nó giúp bạn chỉ cần nâng cấp CPU mà không cần phải nâng cấp cả mainboard.

Các loại socket CPU của Intel khá nhiều, một số phổ biến có thể kể đến: LGA775, LGA1151, LGA1200. Do bo mạch chủ chứa chân cắm socket hãng Intel thường không tương thích với các CPU thế hệ trước nên người dùng thường mua mainboard mới cho CPU mới. 

3. Chipset

 

Chipset trên mainboard

Chipset được gắn liền trên mainboard, đó là tập hợp các thành phần điện tử trong mạch tích hợp quản lý luồng dữ liệu giữa bộ nhớ, bộ xử lý và thiết bị ngoại vi. Nó là trung tâm giao tiếp và truyền tải dữ liệu giữa những phần cứng, bao gồm chipset cầu nam và chipset cầu bắc. 

Chip cầu bắc phụ trách các hoạt động của những thiết bị quan trọng như card đồ hoạ, CPU, RAM,... Trong khi đó chip cầu nam có nhiệm vụ là thực hiện các công việc có tốc độ chậm trong mainboard. Chip cầu nam không trực tiếp kết nối với các CPU mà thông qua chip cầu bắc. 

 

Hãng AMD

Những CPU AMD gần đây đều dùng chung ổ cắm có ký hiệu là AM4 và hầu hết chipset ở mainboard AMD đều hỗ trợ nâng cấp CPU cao hơn. 

Một số chipset AMD cho phép bạn ép xung bộ xử lý đã mở khóa và ép xung RAM. Do đó, bạn cần ghi nhớ điều này khi chọn bo mạch chủ của bạn. Danh sách các ký hiệu trên mainboard của chipset AMD:

  • A320
  • A520
  • B350
  • B450
  • B550
  • X370
  • X470
  • X570

Hãng Intel

Intel có nhiều socket và chipset tương thích với các CPU mới ra mắt. Intel thứ 8 và thế hệ thứ 9 sử dụng socket LGA 1151, CPU thế hệ thứ 10 sử dụng socket mới là LGA 1200. Một số chipset của Intel cho phép người dùng ép xúc cả RAM và CPU. Danh sách các chipset tương thích với Socket LGA 1151 của Intel:

  • H310
  • B360
  • B365
  • H370
  • Q370
  • Z370
  • Z390

Danh sách các chipset tương thích socket Intel LGA 1200:

  • H410
  • B460
  • H470
  • Z490

4. Cổng USB (2.0, 3.0, 3.2 Gen 1, USB-C)

Cổng USB

Bạn có thể xem các cổng USB hỗ trợ trên mainboard mặt sau I/O panel. Số lượng cổng USB và tốc độ truyền tải phụ thuộc vào chipset, CPU và kích thước của mainboard. 

Các chipset mới như X570 có hỗ trợ PCI-e 4.0 và được trang bị nhiều cổng USB hơn các chipset cũ khác. Bo mạch micro-ATX có kích thước nhỏ gọn thường sẽ có ít cổng USB hơn bo mạch chủ ATX. 

Bài viết trên đã cung cấp ý nghĩa cũng như vai trò của các ký hiệu trên mainboard. Hy vọng nó sẽ hữu ích đối với bạn. Theo dõi các bài viết chia sẻ kiến thức khác của chúng tôi tại PC Market. 

 

TIN LIÊN QUAN