Hotline mua hàng 087.997.9997

Xây dựng Cấu hình PC

0

Giỏ hàng

DANH MỤC SẢN PHẨM

LINH KIỆN MÁY TÍNH
Màn hình Máy Tính
Tin Công Nghệ Tin Công Ty Bảo Hành Thủ thuật máy tính

PHÂN BIỆT Ổ CỨNG SSD 2.5, MSATA, M2 SATA, M2 PCLE

0 1.406

Mặc dù nghe nhắc nhiều đến ổ cứng SSD nhưng không phải ai cũng biết ổ cứng SSD M2 Sata là gì, SSD M2 Sata có mấy loại?. Với việc tìm hiểu những thông tin qua bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp cho bạn hiểu được chuẩn SSD M2 là gì, để có thêm kiến thức về ô cứng cho mình, hỗ trợ khi bạn muốn thay đổi ổ cứng.

SSD M2 sata là gì? SSD M2 sata có mấy loại?

Hiện nay thì ổ cứng SSD M2 chính là một hệ ổ cứng phổ biến nhất. Đây là một thế ổ cứng có nhiều các ưu điểm nổi bật nhất so với chuẩn 2,5 Inch. Nhưng trước khi quyết định nâng cấp ổ cứng thì việc tìm hiểu ổ cứng SSD M2 là gì? ssd m2 sata có mấy loại? là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết để bạn có một quyết định đúng đắn trong việc nâng cấp ổ cứng ssd giá rẻ.

Vậy, ổ cứng SSD M2 Sata là gì?

Như đã đề cập ở trên, ổ cứng SSD M2 Sata (SSD M2 NGFF), đây là thể hệ ổ cứng được thiết kế dạng que, nhỏ gọn, giúp tiết kiệm không gian bên trong máy tính. SSD M2 Sata có tốc độ ngang với chuẩn SSD Sata iii thông thường, điểm nổi bật của SSD M2 là chúng ta không cần dây nối cấp nguồn và cũng không cần phải mua Caddy bay để gắn vào ổ DVD để sử dụng 2 ổ cứng HDD và SSD song song.

Dòng SSD M2 là phiên bản cao hơn của SSD giao tiếp SATA truyền thống. Được phát triển nhằm tiếp nối thành công của dòng SSD đầu tiên. Nhưng nó lại được phân loại thành SSD M2 chuẩn SATA và SSD M2 chuẩn PCle. Vậy thì 2 loại này khác nhau như thế nào?

SSD M2 Silicon power do Công ty Công nghệ Chính Nhân phân phối và bán độc quyền

Được ra đời từ khoảng tháng 8 năm 2014, Ổ cứng SSD M2 với giao diện hoàn toàn khác biệt so với những loại ổ cứng SSD thông thường. Kích thước của ổ cứng SSD M2 cũng nhỏ gọn vì thế mà nó có khả năng sử dụng cho cả những dòng máy tính mỏng nhẹ.

 

SSD Chuẩn M2 có mấy loại?

– SSD M2 SATA với tốc độ truyền tải đúng chuẩn một SSD thông thường là 550 MB/s.

– SSD M2 PCIE, đây là một chuẩn cao nhất về tốc độ truyền tải khi tốc độ của nó có thể lên đến 3500MB/s.

Phân biệt các chuẩn ổ cứng SSD M2 Sata

Khi đã có những kiến thức hiểu biết về ổ cứng SSD M2 Sata là gì thì việc tiếp theo bạn cần phải biết rằng trên thị trường hiện nay SSD M2 Sata được chia làm ba loại chính

SSD M2 sata có mấy loại: Ổ cứng SSD M2 Sata có chủ yếu 3 chuẩn: 2242, 2260 và 2280. Có khá nhiều loại kích thước khác nhau, tuy nhiên nó chỉ khác nhau về chiều dài, còn bề rộng là bằng nhau. Trong đó thì bạn có thể nhìn thấy tiền tố 22 chính là 22mm = bề rộng. Còn phần sau là chiều dài: 42mm, 60mm, 80mm. Loại thông dụng và bán phổ biến trên thị trường hiện nay đó là 2280 còn các loại khác thì vừa khó tìm, ít hãng sản xuất mà giá lại cao hơn SSD sata iii cùng dung lượng.

Loại ổ cứng SSD M2 SATA có chân cắm SATA 3 vì thế mà người dùng có thể gắn vào đúng vị trí của ổ cứng thông thường. Nhưng về tốc độ của SSD M2 SATA lại bị giới hạn ở mức thấp là 6Gbps, trong khi loại ổ cứng SSD M2 PCIe có giới hạn cao lên đến 32 Gbps.

Đối với máy tính để bàn thì bạn không cần quá quan tâm chuẩn SSD M2 Sata, bởi vì tốc độ của nó cũng chỉ ngang ổ cứng SSD Sata iii thông thường mà máy bàn thì bên trong thùng máy rất rộng nên không cần phải tiết kiệm diện tích. Nếu có thì chỉ quan tâm chuẩn M2 PCI Express vì tốc độ của SSD có thể lên đến trên 3000 Mb/s. Bạn có thể trải nghiệm SSD M2 PCIe thông qua một cái Adapter chuyển đổi SSD M2 NVMe To PCIe 3.0 x 4.

Các bộ adapter chuyển đổi 

Nhưng với người dùng chỉ sử dụng Laptop thì đó lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Trường hợp nếu máy tính không có khe cắm SSD M2 thì nếu muốn sử dụng đồng thời cả ổ cứng HDD và SSD thì cách duy nhất là phải sử dụng SSD chuẩn 2.5 Inch gắn ở vị trí ổ DVD thông qua một cái Caddy bay. Đều đó đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ đi ổ đĩa DVD .

Về kích thước thì SSD M2 Sata (NGFF) và SSD M2 PCIe đều sử dụng chuẩn 2280. Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ thì đó lại là một câu chuyện khác. SSD M2 Sata có tốc độ tối đa chỉ đạt 550 Mb/s, còn SSD PCIe có tốc độ tối đa có thể đạt được là 3500 Mb/s.