Mainboard là bo mạch chính gồm các chipset để hỗ trợ xử lý và liên kết các thành phần của máy tính. Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tương thích và nâng cấp sau này. Trong đó, thông số mainboard thường được liệt kê khá chi tiết và mang ý nghĩa riêng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây!
Hướng dẫn đọc thông số mainboard chi tiết
Các thông số trên mainboard
Có 2 loại mainboard được sử dụng cho 2 bộ vi xử lý khác nhau của AMD và Intel. Mỗi loại sử dùng một kiểu socket và chipset khác nhau. Lấy ví dụ một mainboard tầm trung của GIGABYTE để minh hoạ.
Quote:
- GIGABYE GA-EG33M-S2H
- Chip INTEL G33/ICH9, S/p 775 3.8Ghz, Bus 1333, PCI Exp16x, 2PCI, PCI Ex1, PATA, 3 SataII & ESATA, 4xDDR2-667/800/1066 (OC) , Vga + Sound(8ch) + Lan 1G onboard, Dual Bios, 12 USB 2.0, 3xIEEE 1394 (2 không cáp)
|
Socket
Socket
Loại socket của mainboard chính là nơi để gắn bộ vi xử l, quy định loại CPU mà mainboard hỗ trợ. Intel hiện nay sử dụng socket 775 cho các loại CPU từ Pentium, IV đến Core (Duo, Quad). Trong đó, loại Core i7 sử dụng socket khác có nhiều chân hơn.
Vi xử lý AMD sử dụng loại socket AM2, AM2+, AM3.
Quote:
Support 3.8 Ghz hay Support Core 2 Duo, Core 2 Quad nghĩa là tốc độ tối đa và đời CPU mới nhất mà mainboard có thể hỗ trợ.
Bus
Bus RAM
Thông số mainboard này được hiểu là tốc độ đường truyền tối đa của giao tiếp giữa mainboard và bộ vi xử lý.
Chipset
Chipset
Hai thông số quan trọng nhất của chip cầu bắc và chip cầu nam (North Bridge and South Bridge).
- Chip cầu bắc dùng để xử lý các tác vụ liên quan đến đồ hoạ và bộ nhớ chính (RAM)
- Chip cầu nam thực hiện các nhiệm vụ còn lại, bao gồm âm thanh (Audio), ổ cứng (HDD) và các cổng giao tiếp mở rộng (USB,PIC ex).
Thông thường các mainboard phổ biến sẽ dùng chip của Intel để tương thích với bộ vi xử lý của hãng này.
Chip Intel
Chip Intel
Các loại chip cũ của Intel là 845, 845i, 965,... Hiện nay, có 3 loại chip cầu bắc mới với mã tương ứng là G, P và X.
Chip G (Graphic) có sẵn card xử lý đồ hoạ gắn liền trên board (Onboard)
Chip P (Performance) thì không có. Loại chip P này sẽ xử lý các tác vụ khác tối ưu hơn vì không phải đảm nhiệm thêm trách nhiệm xử lý đồ hoạ như chip G. Tuy nhiên muốn dùng mainboard chip P, người dùng cần mua thêm một card đồ hoạ (VGA Card) rời mới.
Chip X là dòng cao cấp hơn chuyên dùng cho các máy game, loại chip này hỗ trợ công nghệ CrossFireX cho phép gắn nhiều card đồ họa trên cùng 1 mainboard. Từ đó nâng cao khả năng xử lý đồ hoạ. Ngoài ra, khả năng hỗ trợ ép xung của chip này cũng thuộc hàng đỉnh.
Thông số phía sau mã G(P) là đời Chipset, đời mới nhất của Chipset là đời 4. Đời chipset càng mới thì hiệu năng càng cao và khả năng tương thích với các công nghệ mới càng tốt.
Hiện nay, dòng phổ thông thường dùng các đời chip G hoặc P từ 31, 33, 35 đến 41, 43, 45.
Đối với loại Chip X, bao gồm đời X38, X48 và hiện nay đã có X58. Chip cầu nam của Intel thường có mã bắt đầu là ICH, tiếp theo là đời chip. Loại phổ thông thường có ICH7 đến ICH9, dòng cao cấp mới ra là ICH10 ®.
Chip AMD
Loại chip thường dùng là các chip thuộc hãng nVidia GeForce.
Hardware support
Hardware support
Các thông số mainboard khác nhau là khả năng hỗ trợ phần cứng của mainboard. Số đằng trước các thông số này là số khe cắm (số cổng) được mainboard hỗ trợ.
- PCI (PCIex): Khe cắm card mở rộng (Card màn hình, âm thanh, TV, etc).
- PATA: Khe cắm ổ quang và ổ cứng giao tiếp chuẩn cũ.
- SATA: Khe cắm ổ quang và ổ cứng giao tiếp chuẩn mới, tốc độ nhanh hơn.
- DDR2 (DDR3) 600/800/1066/1333 MHz: Khe cắm RAM, số phía sau là tốc độ Buss tối đa của giao tiếp giữa Mainboard và loại RAM tương ứng. Ngoài ra, một số mainboard hỗ trợ chế độ RAM kiểu Dual-Chanel, nâng cao tốc độ giữa 2 thanh RAM cùng kênh.
- VGA+Sound: Khả năng hỗ trợ của Card màn hình Onboard và âm thanh. Ví dụ 8ch là 8 channel (kênh). Chỉ có ở 1 số Mainboard có card gắn trong.
- LAN: Card mạng onboard
- USB: Số cổng giao tiếp USB
- IEEE: Cổng giao tiếp dữ liệu với các thiết bị giải trí kỹ thuật số, video chuẩn mới với tốc độ cao và chuẩn HD.
- BIOS: loại Bios mà mainboard sử dụng. Ví dụ như Dual Bios là loại Bios kép, trong đó có 1 Bios chính, 1 Bios lưu trữ dự phòng.
Số cổng giao tiếp hỗ trợ càng nhiều thì khả năng nâng cấp về sau càng cao. Ngoài ra, trong các tên mã các loại mainboard mỗi hãng còn có các thông số đặc trưng riêng cho công nghệ của từng hãng.
Ví dụ như mainboard GA-EP45-DS3L của GIGABYTE có chữ E, đó là viết tắt của Energy Saver hoặc Dynamic Energy Saver. Đây là một công nghệ tiết kiệm năng lượng. Cơ chế của nó là tắt các giao tiếp và các cổng không cần thiết, tự động đưa về trạng thái Idle,... Chữ D có nghĩa là Durable (Ultra Durable) - công nghệ chế tạo bằng vật liệu bền. Chữ S - Solid - Công nghệ tụ rắn, chịu được nhiệt độ cao khi làm việc,...
Trên đây là các ý nghĩa thông số mainboard mà PC Market muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng nó đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích!