Lựa chọn linh kiện máy tính tưởng như dễ nhưng thật ra vô cùng phức tạp, đặc biệt là đối với mainboard. Đây là thành phần quyết định đến các linh kiện còn lại, được xem là xương sống của hệ thống máy tính. Sau đây là cách chọn mainboard sao cho phù hợp với máy tính của bạn, giúp tối ưu hóa chi phí cũng như đảm bảo hiệu năng trong quá trình sử dụng.
Cách chọn mainboard dựa theo Socket CPU
Dựa trên socket CPU
Socket CPU là nơi tiếp xúc trực tiếp giữa mainboard và CPU hoặc hiểu đơn giản hơn nó chính là đế cắm của CPU trên mainboard. Do đó, mainboard và CPU cần cùng loại thì mới đảm bảo kết nối tốt nhất.
Nếu bạn đã lựa chọn CPU cho máy tính của mình thì nên dựa vào thông số socket của CPU để làm cơ sở chọn lựa mainboard phù hợp và ngược lại. Sự lựa chọn thích hợp sẽ giúp đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Ví dụ như bạn mua bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 8 thì bạn cần một mainboard sử dụng socket LGA 1151 được thiết kế dành riêng cho dòng chip này. Phiên bản mainboard cũ được thiết kế cho chip thế hệ thứ 7 sẽ được sử dụng socket tương tự nhưng không hoạt động được với các chip mới hơn.
Trong khi đó AMD lại sử dụng socket AM4 cho tất cả các dòng chip chính hiện tại của chính nó, từ Athlone cho đến Ryzen 7. Hãng cũng khẳng định sẽ tiếp tục gắn bó với socket AM4. Ngược lại, Intel lại có xu hướng chuyển đổi các socket thường xuyên trong những năm gần đây. Do đó, khả năng tương thích socket của thế hệ chip xử lý cũ thường thấp hơn.
Đối với dòng mainboard cao cấp, cả AMD (TR4) và Intel (LGA 2066) đều có những socket khác nhau để phù hợp với kích thước cũng như sức mạnh của bộ vi xử lý Core X và Threadripper.
Cách chọn mainboard dựa theo Chipset
Lựa chọn dựa theo chipset
Chipset là linh kiện có nhiệm vụ truyền tải dữ liệu thông qua kết nối giữa các linh kiện và thiết bị ngoại vi với CPU. Nó là cách gọi chung của chip cầu bắc và chip cầu nam. Chip cầu Bắc chịu trách nhiệm kết nối dữ liệu của các bộ phận có tốc độ cao như GPU, RAM và CPU. Trong khi đó, chip cầu nam đảm nhận vai trò kết nối các bộ phận có tốc độ thấp như chuột, USB, ổ cứng và bàn phím,...
Chipset đa phần là do các hãng CPU AMD và CPU Intel giao cho các hãng sản xuất mainboard. Vì lý do đó mà tên gọi của main cũng bao gồm tên của chipset. Tùy theo loại chipset khác nhau mà nó được trang bị một số tính năng đặc biệt gồm nhiều công kết nối SATA, USB, lane PCIe,... Do đó, giá mainboard cũng chịu ảnh hưởng từ chipset, bạn nên dựa vào yếu tố này để quyết định chọn mua sản phẩm tốt nhất.
Cách chọn mainboard có đủ các khe mở rộng
Dựa trên các khe cắm mở rộng
Khi lựa chọn mua mainboard, bạn cần chú ý đến các khe mở rộng, đó chính là các cổng PCIe và khe cắm RAM (DIMM slot) trên mainboard. Cổng PCIe là cổng chuẩn kết nối có vai trò liên kết các thành phần mở rộng của máy tính như card đồ họa, card mạng, card âm thanh,... với mainboard. PCIe được sản xuất với nhiều kích thước như X1, X2, X4, X8. X16,... Kích cỡ càng lớn thì được trang bị càng nhiều chân kết nối cũng như băng thông dữ liệu cũng cao hơn.
Mỗi loại PCIe được dùng với các mục đích khác nhau, bạn nên cân nhắc sử dụng với mục đích gì và số lượng bao nhiêu để hạn chế việc mấy thời gian, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa, thay thế sau này.
Cách chọn mainboard dựa theo các cổng kết nối và I/O
Dựa vào các cổng kết nối và I/O
Số lượng các cổng kết nối và cổng I/O cũng là những thông số quan trọng quyết định đến việc chọn mua mainboard xây dựng PC. Các cổng kết nối trên mainboard chủ yếu bao gồm:
Cổng SATA và khe M.2
- Các cổng USB
- Các cổng Audio
- Cổng kết nối mạng
- Các cổng xuất hình ảnh
Danh sách các cổng kết nối phổ biến bao gồm:
- USB 3/USB 3.1 Gen 1: đây là chuẩn kết nối tốc độ cao có thể làm việc với hầu hết các thiết bị ngoại vi.
- USB 2: Tốc độ chậm hơn USB 3/3.1 nhưng đáp ứng được khả năng kết nối với chuột, bàn phím và nhiều thiết bị khác tốt nhất.
- USB Type-C: loại cổn này có thể tương thích với USB 3.1 Gen1 hoặc USB 3.1 Gen2, nó được thiết kế trên các tablet, smartphone đời mới.
- HDMI / DisplayPort Video Out: cổng cho phép xuất video, hình ảnh với chất lượng đầu ra cao đến màn hình lớn đi kèm với âm thanh.
- Cổng âm thanh: cổng này rất quan trọng trong việc kết nối loa loa hoặc tai nghe.
- Cổng PS/2: hỗ trợ kết nối chuột và bàn phím thế hệ cũ
- Thunderbolt 3: cổng hiếm khi thấy trên bo mạch chủ, một số mainboard hỗ trợ nó thông qua các thẻ mở rộng chuyên dụng. Nó cung cấp kết nối nhanh chóng lên đến 40 Gbps.
Các mainboard từ cơ bản đến cao cấp có thể được trang bị đầy đủ các cổng kết nối cơ bản khi bạn mua hàng mà không cần lo lắng đến thiết bị có đủ cổng hay không. Mainboard càng cao cấp thì có càng nhiều cổng xịn hơn.
Cách chọn mainboard có kích cỡ phù hợp (Form Factor)
Dựa vào kích cỡ mainboard
Khi lựa chọn mainboard, kích cỡ của mainboard cũng là một thông số quan trọng mà bạn cần quan tâm khi mua. Mỗi loại kích cỡ khác nhau sẽ phù hợp với thiết bị nhất định.
Mainboard được thiết kế theo chuẩn kích cỡ được quy ước chung. Theo đó, các hãng sản xuất mainboard thường sẽ dựa theo đó để sản xuất mainboard theo những kích cỡ này để phù hợp với vỏ máu cũng như thuận tiện trong việc lắp ráp máy tính hơn.
Mainboard có kích cỡ càng lớn thì được tích hợp càng nhiều thành phần bổ sung hơn như tích hợp Led RGB, WiFi hay số lượng lớn khe RAM, khe PCIe và các cổng kết nối ngoại vi,..
Các kích thước của dòng mainboard hiện có trên thị trường bao gồm:
- ATX là kích thước mainboard lớn nhất cung cấp nhiều không gian cho các khe cắm và cổng kết nối
- Micro-ATX có kích thước ngắn hơn 2.4 inch hỗ trợ ít khe cắm mở rộng hơn
- Mini-ITX có kích thước nhỏ nhất, thường chỉ hỗ trợ 1 khe cắm card đồ hoạ hoặc 1 số ít đầu nối với bộ nhớ RAM hoặc ổ cứng.
Cách chọn mainboard dựa trên uy tín của thương hiệu
Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất mainboard trên toàn thế giới, bạn nên tham khảo những thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như nhận được chính sách bảo hành hấp dẫn đến từ hãng. Ví dụ như:
Trên đây là những chia sẻ về cách chọn mainboard phù hợp và chất lượng nhất dành cho bạn. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm mainboard tại PC Market.